Phú Khánh tổng hợp lại 6 nguyên nhân dễ gây nứt sàn bê tông sau đây mời quý độc giả cùng tham khảo.
Nứt sàn bê tông là hiện tượng phổ biến mà chúng ta thường gặp trong xây dựng nhà cửa, chung cư,…. Một số vết nứt sẽ xuất hiện trong vài giờ sau khi đổ bê tông. Một số vết nứt khác sau nhiều năm mới xuất hiện. Tuy nhiên có nhiều công trình không hề xảy ra hiện tượng nứt sàn bê tông. Vậy điều gì khác biệt xảy ra giữa các sàn bê tông bị nứt và không bị nứt. Bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các nguyên nhân gây nứt sàn bê tông.
Hiện tượng nứt sàn bê tông, các loại vết nứt sàn, và sẽ bàn về các rủi ro liên quan, cách khắc phục sẽ có trong bài viết sau đây. Từ đó bạn có thể lựa chọn cách giải quyết phù hợp với vấn đề nứt bạn gặp phải. Đầu tiên bạn cần biết nguyên nhân gây nứt, bạn cần chuẩn đoán đúng bản chất của vết nứt.
Hiện tượng nứt sàn bê tông
Hiện tượng nứt bê tông là một hiện tượng phức tạp. Câu trả lời cho câu hỏi nguyên nhân nào gây nứt bê tông có thể phức tạp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Tôi cũng không biết câu trả lời hoàn chỉnh nhất. Tôi biết một số nguyên nhân gây nứt bê tông và tôi sẽ trình bày ra sau đây để giúp bạn tránh hiện tượng nứt. Vết nứt công trình của bạn có thể rơi vào các trường hợp sau đây:
- Nứt do co ngót bê tông
- Nứt do lún
- Nứt do nhiệt
- Nứt do hóa chất
- Nứt do ăn mòn cốt thép
- Nứt do quá tải trọng
Các vết nứt sàn bê tông được tìm thấy ở sàn tầng hầm, sàn tầng trệt, sàn lầu, sân thượng và ban công. Đặc biệt là sàn sân thượng bị nứt sẽ gây ra thấm dột cho công trình. Bằng cách biết những gì gây ra nứt bạn có thể phòng tránh chúng. Hãy xem xét từng nguyên nhân gây nứt một. Tôi sẽ trình bày ngắn gọn để bạn dễ hiểu.
1. Nứt sàn bê tông do co ngót
Các vết nứt do co ngót xảy ra do nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho phần mặt trên của tấm sàn bê tông khô nhanh hơn phần đáy. Do đó hai mặt của sàn biến dạng khác nhau, làm sản sinh ra lực kéo lẫn nhau. Hiện tượng này dễ xảy ra khi trời nắng, gió hoặc độ ẩm thấp. Để tránh điều này, bạn hãy bảo dưỡng bê tông đúng cách. Điều quan trọng nhất là phải giữ ẩm bề mặt. Bạn có thể bảo dưỡng bằng cách đặt vải bố, thảm hoặc khăn ướt lên bê tông, và nhớ luôn phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho các tấm vải bố này. Bạn cũng có thể thiết lập hệ thống phun sương để cho nó chạy tự động. Ngoài ra, có thể sử dụng các hóa chất, phụ gia bê tông để làm chậm sự bốc hơi nước. Trong thời tiết nóng, bảo dưỡng phải thực hiện trong vài ngày, tối thiểu là 3 ngày.
2. Nứt do lún
Khi nền móng của công trình dịch chuyển sẽ gây ra hiện tượng nứt sàn, nứt tường. Thường thì nứt do lún móng là trường hợp nghiêm trọng. Đây có thể là kết quả của việc lu lèn nền đất chưa đủ độ chặt. Một nguyên nhân khác dẫn đến lún là do xói mòn đất nền. Cũng có thể là do đất nền quá yếu mà bạn lại không chú ý, và bỏ qua điều này. Ở những công trình nhà dân dụng có móng nông, và có cây cối lớn xung quanh, thì các rễ cây có thể là nguyên nhân gây nứt.
3. Nứt do vật liệu, khuyết tật trong bê tông
Có hai cách mà phản ứng hóa học có thể gây nứt sàn bê tông. Đầu tiên là bản thân bê tông chứa những cốt liệu hoặc xi măng không tương thích. Đây không phải là điều bạn nên quá quan tâm khi bạn mua bê tông thương phẩm (bê tông tươi), vì nhà cung cấp bê tông họ biết cách để kiểm soát điều này. Thứ hai là cách kiểm soát bê tông của bạn, cách bạn đầm dùi trong quá trình đổ bê tông.
4. Nứt do ăn mòn cốt thép
Ăn mòn xảy ra khi bê tông chứa cốt thép bị ướt và tiếp xúc với oxy. Cách duy nhất điều này có thể xảy ra là do các vết nứt nhỏ phát triển trong bê tông, và nước thấm vào. Khi nước tiếp xúc đến cốt thép thì nó bắt đầu rỉ sét. Rỉ sét sau đó mở rộng. Thanh cốt thép bị rỉ sét biến dạng, đẩy bê tông ra và gây nứt. Biện pháp phòng ngừa ở đây là xử lý vết nứt nhỏ trước khi nó phát triển thành vết nứt lớn.
5. Nứt do thiếu khả năng chịu lực
Sàn bê tông được thiết kế để chịu một mức tải trọng nhất định. Cũng như mỗi người có một sức mạnh cơ bắp khác nhau. Không thể tăng tải trọng lên sàn bê tông cao hơn mức thiết kế ban đầu. Nhiều chủ nhà không để ý điều này khi thay đổi cách sử dụng (hay gọi là công năng) của công trình. Bạn vẫn có thể thay đổi công năng được một cách an toàn mà không gây nứt. Bằng cách bạn kiểm định kết cấu, gia cường cho kết cấu, để đủ khả năng chịu tải trọng mới.
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây nứt sàn bê tông, bạn có thể định hình giải pháp để xử lý vết nứt sàn bê tông. Nếu bạn chưa chắc chắn đã xác định đúng nguyên nhân gây nứt sàn, bạn nên có thêm thời gian để theo dõi sự phát triển của vết nứt. Điều quan trọng bạn phải chuẩn đoán xem vết nứt có thuộc trường hợp do kết cấu hay không.
Phú Khánh gợi ý các cách khắc phục và xử lý nứt bê tông để quý khách tham khảo:
- Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực
- Cần phải xem dầm có đảm bảo không
- Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo thêm lưới thép ở bên dưới trần
- Lát ván khuôn và bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân
- Chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới thép cũ
- Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này
- Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm phụ
- Nếu vết nứt do khí hậu sửa
- Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh
- Nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng
- Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài
- Giảm hàm lượng xi măng
Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông. Nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao.
Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ xây dựng Phú Khánh hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ góp ích được cho các bạn trong việc khắc phục và sửa chữa các hiện tượng nứt bê tông việt ý trong các công trình xây dựng.