Sơn epoxy là sản phẩm được ứng dụng tại nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp. Sơn có khả năng kháng khuẩn, chống mài mòn, bề mặt trơ cứng, bóng mịn với nhiều lựa chọn màu. Nhưng trong thực tế, sàn vẫn găp phải những sự cố nghiêm trọng như bong tróc, phồng rộp hoặc nổi bọt khí và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Vậy để việc thi công thuân lợi nhà máy cần lưu ý điều gì trước khi thi công sơn epoxy cho nhà xưởng? Hãy cùng PHÚ KHÁNH tìm hiểu trong bày viết dưới đây!
Chất lượng sàn bê tông trước khi thi công sơn epoxy cho nhà xưởng
Nylon chống ẩm: Bê tông được lót nylon chống ẩm trong quá trình thi công để hạn chế tối đa độ ẩm trên bề mặt sàn. Sau đó phải được bảo dưỡng và để khô sau 28 ngày, độ cứng bề mặt >25 N/mm2.
Độ ẩm sàn: Khi độ ẩm sàn đạt >6% có thể tiến hành thi công sơn. Nếu độ ẩm khoảng từ 7-18%, nhà máy cần chuyển sang sử dụng sơn gốc nước để hơi nước thoát ra, tạo màng thở cho sàn bê tông.
Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt sàn bê tông cần được cán phẳng và xoa nhẵn bằng máy xoa công nghiệp, sử dụng máy hút bụi để làm sạch. Sau đó sử dụng các loại keo chuyên dụng để trám vá các vết nứt, rỗ.
Nhiệt độ ngoài trời
Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thi công sơn epoxy, đặc biệt với khu vực miền Bắc thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian khô của sàn. Trong trường hợp độ ẩm trong không khí quá cao >90%, nhà máy không nên thi công sơn. Nếu thi công trong môi trường kém thoáng khí, người thi công cần sử dụng ống thông gió để làm giảm mùi sơn cũng như nhiệt độ ẩm.
Loại sơn và chất lượng sơn
Bên cạnh những lưu ý về nhiệt độ, độ ẩm, nhà máy cần cân nhắc về loại sơn bởi mỗi loại sơn sẽ có tính năng và ứng dụng khác nhau. Với những sàn thường xuyên có sự tác động của các loại thiết bị, máy móc, xe có trọng tải lớn, cần sử dụng sơn epoxy tự san với độ dày 2 – 5 mm. Với những nhà máy có sự tác động của từ trường nên sử dụng sơn epoxy chống tĩnh điện với khả năng chống tĩnh điện và phân tán tĩnh điện tốt. Ngoài ra, việc lựa chọn hãng sơn uy tín, chất lượng cũng giúp cho công trình sau thi công có được bề mặt mịn, trơ cứng, chống xước, chống ẩm tốt và bám dính tuyệt đối.
Hướng dẫn sử dụng sơn epoxy từ nhà sản xuất
Sơn epoxy thường có 2 thành phần A và B. Trong quá trình khuấy trộn, người thi công cần pha trộn theo đúng tỉ lệ, hạn chế chia nhỏ vật liệu trong quá trình thi công. Không làm vật liệu bắn tóe hoặc trộn quá lâu vì điều này sẽ dễ tạo bọt khí.